Để làm món mực dồi này, dĩ nhiên là cần có… con mực. Tuy nhiên, chẳng phải loại mực nào cũng làm được món này. Bởi mực có nhiều chủng loại, lớn nhỏ khác nhau. Mực nang, mực lá không thể dùng vì thân mình quá lớn mà thịt cũng quá dai, dày. Mực phủ, mực cơm thì thân mình quá nhỏ, không đủ khoang trống để nhồi. Do vậy chỉ có mực ống (loại vừa, khoảng chừng 10 – 12cm) thịt không dày, không dai, thân suôn rỗng như ống nứa dùng để làm là thích hợp.
Mực dồi trống cơm, Ẩm thực, mon ngon moi ngay, nau an, mon ngon, nau an ngon, mon ngon de lam, am thuc viet nam, day nau an, mon an ngon, mon ngon cuoi tuan, mon an hang ngay,day nau an ngon, nau an moi ngay, nau an ngon moi ngay, am thuc viet, am thucĐầu tiên là rút đầu mực ra khỏi thân mình, rửa sạch và lấy đầu mực trộn với thịt nạc, hành ta, nấm băm nhuyễn cộng thêm tiêu, đường, muối, bột ngọt. Dùng “hợp chất” này làm nhân, đem nhồi đầy vào phần thân con mực vốn cũng đã được làm sạch ruột không còn túi hay bất cứ thứ gì trong đó, rồi lấy tăm hoặc chỉ may miệng lại. Thế coi như đã hoàn thành hai phần ba công việc. Bước cuối cùng đem chiên dầu là xong.
Khi chiên cần dùng lượng dầu vừa phải và lăn trở con mực cho đều. Khi thấm dầu sôi, thân mực nở bung ra: to ở giữa và nhỏ dần về hai đầu, nhìn dễ liên tưởng đến những cái trống cơm xinh xắn. Vì vậy mà ai đó đã đặt cho món này cái tên mực dồi trống cơm, còn tên thông thường thì chỉ là mực dồi chiên.
Mực dồi trống cơm ăn với cơm khiến… nồi cơm mau hết. Thích nhất ở phần nhân là đầu mực trộn lẫn với thịt nạc, hành củ… có đủ mùi vị “đạm, mặn, cay, thơm, béo, ngọt, bùi”. Thế nên không phải tự dưng mà ở quê biển, người ta thường dành món này trong các ngày trang trọng như đám cưới, đám giỗ, tết nhất... Ngay trong tâm thức tôi từ đó cho đến bây giờ, giữa cái thời đầy các món ăn Tây, Tàu, món này vẫn chiếm một chỗ trang trọng.
Theo Huỳnh Chơn Sơn (Sài Gòn tiếp thị)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét