Thịt lợn cuộn nấm nướng

1 nhận xét

Nguyên liệu:

- 450g nấm mỡ

- 2 muỗng canh dầu ô liu

- 1,35kg thịt lợn

- 1 muỗng canh muối

- 1 muỗng canh hạt tiêu đen

- 1 muỗng cà phê rau mùi tây khô

- Muối, gia vị tẩm ướp bên ngoài

Cách làm:

Bước 1: Trộn muối, hạt tiêu, rau mùi tây với nhau tạo thành hỗn hợp gia vị rồi để sang một bên. Nấm rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 2: Làm nóng chảo với dầu ô liu, cho nấm vào xào cho đến khi vàng. Say đó, đổ hành tây vào, sào cho đến khi hành vào rồi xào cho đến khi mềm, nêm nếm hỗn hợp gia vị vừa đủ. Đặt sang một bên.


Bước 3: Dùng búa tán thịt cho mềm (tuy nhiên không mỏng quá làm thịt bị rách). Cho hỗn hợp nấm hành xào lên trên thịt rồi cuộn thịt lại, dùng tăm nhọn ghim thịt lại cho chặt.

Bước 4: Làm nóng chảo nướng ở nhiệt độ cao. Xát một ít muối xung quanh cuộn thịt rồi nướng thịt trong 30 phút, ở nhiệt độ 380oF. Tùy thuộc kích cỡ của cuộn thịt mà bạn có thể nướng lâu hoặc nhanh hơn 1 chút.







Khi được, cho thịt lợn cuộn nấm nướng ra, thái thành các miếng và thưởng thức nhé!


Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món thịt lợn cuộn nấm nướng!

gỏi mực chiên

2 nhận xét

Nguyên liệu:

Mực lá: 200g; Dưa leo: 1 trái to; Gừng non: 1 miếng nhỏ; Hành tây: 1/2 củ; Ớt sừng cắt sợi: 1 trái; Húng lủi: 30g; Mè rang, đường, tương ớt, bột mì, dầu ăn, dầu mè; Bột chiên gà giòn; Xốt.

Cách làm:

- Dưa leo bỏ ruột, cắt lát xéo dày 3mm, ướp 1/2M đường, trộn đều. Gừng cắt sợi.

- Hành tây cắt múi cau nhỏ, ngâm vào nước đá khoảng 10 phút, vớt ra để ráo.

- Pha 1M Bột chiên gà giòn với 1M bột mì.

- Mực làm sạch, khứa vảy rồng, cắt miếng vừa ăn 2x4cm.

- Pha xốt: Trộn đều 1M xốt, 1M tương ớt và 1M dầu mè.

- Húng lủi, cắt nhỏ, để lại vài lá trang trí.

- Đun nóng dầu ăn, lần lượt tẩm mực với hỗn hợp bột đã trộn, sau đó chiên mực chín vàng, vớt ra để ráo dầu.

- Cho dưa leo, hành tây, gừng, ớt cắt sợi, húng lủi, mực chiên, xốt pha, 1M mè rang vào tô trộn đều.

 
muc-chien
Mách nhỏ:

- Chiên mực với  bột chiên gà giòn để mực không bị khô và thấm gia vị.

- Chọn dưa leo đủ lớn và dầy thịt để dưa có độ giòn phù hợp món gỏi.
Theo Gia đình xã hội

canh bắp cải gói thịt

0 nhận xét

Nguyên liệu:

Thịt xay: 150g; Giò sống: 50g; Nước hầm xương: 1 lít; Bắp cải trắng: 1 cái; Nấm mèo: 2 tai; Nấm hương: 5 tai; Cà rốt: 1 củ; Hành lá, ngò rí; Muối, tiêu, hành phi, nước mắm; Hạt nêm.

Cách làm:

- Bắp cải tách lấy lá, chần qua trong nước sôi có nêm 1 ít muối. Hành lá rửa sạch, đầu hành băm nhuyễn, lá hành chần sơ qua nước sôi.

- Nấm mèo ngâm nở, cắt sợi, ướp với 1 ít tiêu. Nấm hương ngâm nở, cắt sợi. Cà rốt gọt vỏ, 50g tỉa bông, cắt lát, 30g cắt sợi. Ngò rí rửa sạch, cắt nhỏ, để riêng cọng và lá.

- Trộn nhân: cho thịt xay, 1M cà rốt cắt sợi, 1M nấm mèo, 1M nấm hương, 1m hành phi, 1M đầu hành và cọng ngò rí băm vào tô, nêm 1M Hạt nêm, 1/3M muối và 1/3M tiêu, trộn đều, cuối cùng cho giò sống vào, dùng muỗng tán đều.

- Dùng lá bắp cải gói nhân lại, đặt hoa cà rốt lên trên, dùng cọng hành cột lại.

- Đun sôi nước dùng, cho gói bắp cải vào nấu, nêm 1M Hạt nêm, nấu đến khi gói bắp cải chín, tắt bếp, nêm thêm 1/2M nước mắm và 1/2M tiêu.

 
canh-bap-cai
Mách nhỏ:

- Chọn bắp cải Đà Lạt loại lớn vì gân lá nhỏ, dễ gói hơn.

- Nếu không có thời gian nấu nước dùng, nên sử dụng 1,5M Hạt nêm cho 1 lít nước.
Theo Gia đình xã hội

Gà cuộn xôi xoài

1 nhận xét

Nguyên liệu:

Đùi gà: 2 cái; Pate gan: 2M; Bó xôi to: 4 lá; Cà rốt bào mỏng: 8 lát; Xôi trắng: 1 chén; Dừa xiêm: 1 trái; Xoài cắt vuông 8mm: ½ chén; Hành tím băm: 1M; Muối, tiêu, ngũ vị hương, dầu ăn; Hạt nêm; Nước tương; Xốt.

Cách làm:

- Đùi gà rút xương, chừa phần đầu đùi tỏi, lạng bớt thịt bên trong đem băm nhuyễn, khứa ngang sớ, đập mỏng, ướp 1m hạt nêm, 1/2M hành tím, 1/4M ngũ vị hương, 1M nước tương và 1/4M tiêu, để thấm.

- Trộn đều xôi, xoài với 1M xốt. Trộn thịt gà băm với 2M pate gan và ít muối.

- Bó xôi, cà rốt chần sơ, để ráo. Dừa chặt lấy nước.

- Cuộn tròn đùi gà theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm: thịt gà, nhân pate, cà rốt, bó xôi và xôi xoài, dùng dây buộc lại, đem hấp khoảng 15 phút.

- Phi thơm hành tím, cho nước dừa vào thắng vàng và sánh lại, cho cuộn gà vào quay chảo đến khi thịt gà chin, vỏ ngoài có màu cánh gián thì tắt bếp.

 
ga-cuon-xoi
Mách nhỏ:

- Khứa ngang sớ để khi quay xong cuộn gà được đẹp.

- Bọc lá bó xôi để xôi không bị thấm nước khi quay chảo, khi dùng sẽ ngon hơn.

Theo Gia đình xã hội

Bắp bò ngâm giấm

1 nhận xét

Nguyên liệu:

Bắp bò: 1kg; Đường phèn: 300g; Gừng: 1 củ; Hành tím: 2 củ; Dừa: 1 trái; Tỏi: 3 tép; Ớt hiểm; Muối, đinh hương, quế chi; Hạt nêm; Bột ngọt; Giấm gạo lên men.

Cách làm:

bo-ngam-nam
- Rang thơm quế chi, đinh hương. Gừng, hành tím đập dập, nướng áp chảo. Đường phèn băm nhỏ.

- Bắp bò rửa sạch, lạng bớt gân, mỡ thừa, luộc với nước dừa có nêm thêm 1M Hạt nêm, rồi bỏ quế chi, gừng và hành tím vào. Khi bắp bò mềm vớt ra ngâm ngay vào nước lạnh cho thật nguội.

- Nấu sôi hỗn hợp gồm 300ml Giấm gạo lên men, 300g đường phèn, 2M muối đến khi đường tan hết, tắt bếp để nguội.

- Xếp bắp bò, ớt hiểm và tỏi vào keo, đổ nước giấm đường vào, ngâm khoảng 3 ngày là dùng được.

- Cắt bắp bò thành lát mỏng, xếp ra dĩa, ăn kèm bánh tráng, bún, rau sống và chấm với nước mắm chua ngọt.

Món ăn này sẽ mang đến cho cơ thể rất nhiều protein và calo cho cơ thể

Mách nhỏ:

- Bắp bò nên luộc chín mềm thì khi ngâm sẽ thấm nhanh và ngon hơn.

- Đường phèn có vị ngọt dịu sẽ làm nước ngâm chua ngon và hấp dẫn hơn.

Theo Gia đình xã hội

Bò treo gác bếp om rượu

1 nhận xét

Anh xắn tay áo, trổ tài làm bếp. Thỏi bò khô đem ngâm trong nước nóng chừng mươi phút rồi vớt ra rửa sạch. Thịt lúc này đã mềm, không còn rắn đanh như trước nữa. Thái thịt từng lát mỏng, ướp với chút muối, bột ngọt, dầu ăn và cả vài thìa rượu trắng. Gừng tươi thái chỉ. Tỏi đập giập, xắt nhuyễn. Ớt thái lát mỏng. Thế là xong khâu chuẩn bị.

Bắc chảo lên bếp, chờ cho chảo nóng già, cho thịt vào, đảo đều. Một lát, cho nước xâm xấp, rồi để lửa liu riu, om cho đến khi cạn nước. Sau cùng là tra gừng, tỏi, thêm vài thìa rượu trắng nữa. Lúc này, mùi thơm bắt đầu đưa lên ngào ngạt khiến vị giác khó cưỡng.

Dĩa bò khô, lát nào lát nấy nâu đỏ, săn chắc, loáng thoáng những sợi gừng vàng tươi, những lát ớt đỏ. Thịt khô nhưng không cứng mà lại mềm, dai mà không bở, càng nhai càng ngọt, cay thơm.


bo-treo-gac-bep
Vừa nhâm nhi, anh bạn vừa kể: Cao Bằng là nơi nuôi nhiều bò, nhất là các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Bò để kéo cày bừa, kéo xe, bò để thịt cũng nhiều. Sấy khô là cách chế biến để bảo quản, dự trữ thức ăn theo tập quán lâu đời của người Tày, Nùng nơi đây. Thịt bò sấy khô theo kiểu này vừa để được lâu lại vừa có hương vị riêng thật độc đáo.

Thịt bò sấy khô loại nào cũng được, kể cả bầy nhầy bạc nhạc. Nhưng ngon nhất vẫn là loại thịt mông, thịt bắp, vừa nạc vừa mềm. Thịt được xẻ ra thành từng miếng, to nhỏ tuỳ thích nhưng thường cỡ ba ngón tay, dài gang tay là vừa nhất. Thịt tẩm ướp bằng muối, nước cốt gừng và rượu trắng. Trước khi ướp, khía vài đường trên miếng thịt cho gia vị ngấm đều. Ướp xong, dùng lạt tre xâu thịt thành từng xâu rồi treo trên gác bếp. Bếp của người Tày, Nùng suốt ngày đêm lúc nào cũng ấm lửa. Hơi lửa, hơi khói hong mà thịt khô dần. Chừng mươi bữa nửa tháng là đem xuống dùng được.

Trước đây, người dân tự làm thịt bò khô để dành ăn dần, tự cung tự cấp là chính. Bây giờ, có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thịt bò khô bán ra thị trường. Tuy cách chế biến có khác cách làm truyền thống đôi chút – thịt bò được sấy bằng than củi trong lò – nhưng hương vị vẫn không kém đi.

“Đến Cao Bằng, ai mà chẳng mua lấy ít bò khô về cùng người thân thưởng thức”, anh bạn tôi cứ gật gù nói vậy.
Theo Hoàng Minh Sơn (Sài Gòn tiếp thị)

Bún cá lóc đất phương Nam

0 nhận xét

Do vừa có bờ biển dài, vừa có đồng bằng rộng lớn sâu trong nội địa. Ngoài các món ăn biển đặc sắc, Kiên Giang còn có những món ẩm thực cá đồng độc đáo…; bún cá Kiên Giang có những đặc trưng khác với nhiều nơi.

Dù là món ăn dân dã nhưng kỹ thuật chế biến khá công phu, và các bạn thử xắn tay áo vào bếp: Mua cá lóc tươi sống khoảng non 1kg/con trở lại. Làm cá, rửa sạch, cắt, làm hai khúc: đầu và đuôi. Đầu cá cắt rời với nguyên bộ lòng. Rạch bao tử, lấy thức ăn ra, chà muối, rửa sạch. Tránh không để vỡ mật, giập gan thì bộ ruột mất ngon, bộ ruột cá là phần ngon nhất! Cá đem hấp bằng xửng để nước ngọt trong cá chảy xuống nồi nước lèo bên dưới. Khi thấy cá chín nhăn da thì vớt ra, gợt bỏ da, vẽ cá ra từng miếng bằng ngón tay để riêng. Tiếp theo, sử dụng loại tép to bằng ngón tay còn tươi (sú hoặc tôm sắt) rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu, ướp gia vị... trụng chín cho tép săn lại múc ra tô để nguội. Người ta, cho tôm khô vào bọc vải sạch nấu sôi với nước lèo để tăng vị thơm ngọt. Nước lèo phải trong, ngọt nước và có hương vị mặn mà, khi sa mưa xuống, cá lóc đồng thường có trứng, người ta cà nhẹ cho trứng tơi ra, cho vào nồi nước lèo, trứng nổi lên từng hạt nhỏ kết váng vàng tươi trông hấp dẫn! Cũng có thể để nguyên cặp trứng vàng óng.


bun-ca
Rau muống chẻ, giá sống, bắp chuối bào sắp dưới đáy tô. Cho một vốc bún sợi nhỏ vào tô, chế nước lèo thật nóng vào, chắt ráo nước, sau đó cho cá và tép lên trên, đổ nước lèo nóng ngập tô, một ít hành lá tươi xanh xắt hột lựu. Ngắt vài cọng rau răm rải lên mặt với vài lát ớt đỏ. Nêm bún bằng nước mắm ngon Phú Quốc mới đúng điệu, làm tăng hương vị tô bún cá và có thể vắt chanh tuỳ thích.

Ở thành phố Rạch Giá, hoặc các chợ huyện, thị trấn của Kiên Giang, bún cá hầu như có bán suốt ngày ở trước các nhà lồng chợ hoặc các vỉa hè nơi đông dân cư. Hiện nay mỗi tô bún thường khoảng 15.000 – 20.000 đồng/tô. Những tô bún thơm ngon, bốc khói nghi ngút là món ẩm thực mà du khách và người dân địa phương rất ưa thích. Bạn có thể lai rai bún cá với ít rượu đế hóng gió biển, cảm nhận sự thú vị trong một buổi chiều nơi cuối đất phương Nam.
Theo Đặng Hoàng Thám (Sài Gòn tiếp thị)